Rất nhiều người chúng ta đầu tư vào Polkadot và mong nó sớm tăng giá để thấy được lợi nhuận. Thế nhưng sao nó vẫn chưa tăng giá?
Chưa launch xong: Polkadot là dự án phức tạp nên có nhiều giai đoạn triển khai. Chỉ khi triển khai được hết các thành phần cơ bản thì sau đó nó mới có thể mang lại giá trị và mới có thể tăng giá.
Triển khai giai đoạn 1: LÊN MAIN NET:
Giai đoạn này mới chỉ có blockchain cơ bản với những chức năng thông thường như gửi, nhận, staking. Nhưng nếu chỉ có thế nó cũng chưa đem lại giá trị gì ngoài việc đầu cơ và kỳ vọng nó tăng giá.
Triển khai giai đoạn 2: RA MẮT PARACHAIN:
Giai đoạn này mới được bắt đầu triển khai, và mới có 5 parachain thắng đấu giá và bắt đầu triển khai trên mạng lưới của Polkadot. Các parachain này cũng là các nền tảng layer 1 như Ethereum, Solana, Avalanche,… nên nó cũng cần thời gian để triển khai các ứng dụng trên nó nữa. Sớm thì mất vài tháng để các ứng dụng nền tảng có thể bắt đầu triển khai, thu hút thanh khoản và người dùng.
Triển khai giai đoạn 3: THIẾT LẬP CÁC CẦU NỐI:
Mỗi parachain giống như một nền tảng độc lập, nếu không kết nối với nhau và các nền tảng bên ngoài để thu hút thanh khoản và người dùng từ các nền tảng khác sang. Các parachain cũng cần thu hút các nhà phát triển để triển khai các ứng dụng độc đáo lên nền tảng của họ để giữ được người dùng. Nếu không có gì đặc biệt, người dùng và thanh khoản sẽ chạy đến nền tảng khác nơi có mức yield cao hơn.
Không như các nền hệ sinh thái đồng nhất khác Polkadot có nhiều loại cầu nối. Đó là cầu nối giữa các parachain và parathread với nhau, cầu nối giữ Kusama với Polkadot, cầu nối giữa Polkadot hoặc Kusama với các nền tảng khác, và thậm chí cầu nối trực tiếp từ các parachain đến các nền tảng khác.
Triển khai giai đoạn 4: THIẾT LẬP CÁC TRỤ CỘT CHO DEFI:
Là nền tảng của các nền tảng, Polkadot cần có các trụ cột về DeFi để chia sẻ cho các nền tảng chạy trên nó. Nhờ đó nó tiết kiệm chi phí đầu tư cho các nền tảng parachain cũng như tăng cường được hiệu ứng mạng cho cả hệ sinh thái.
Các trụ cột cho DeFi cần có:
- Stable coins: DeFi không thể thiếu các loại stable coins mạnh để giữ người dùng ở lại với hệ sinh thái khi thị trường suy giảm mạnh. Khi đó người dùng sẽ bán coin và giữ tài sản số của họ ở dạng stable coin, để khi thị trường hết giảm được, họ sẽ dùng stable coin đó để mua lại. Nếu thiếu stable coin mạnh, người dùng lại phải chuyển sang hệ sinh thái khác, điều này khiến cho hiệu ứng mạng sẽ bị suy giảm mạnh. Cần cả các stable coin có tài sản đảm bảo lẫn các stablecoin phi tập trung như đồng DAI trên Ethereum hoạt động native trên nền tảng, nhờ đó giảm rủi ro phụ thuộc các cầu nối.
- Các cầu nối với thật nhiều nền tảng khác nhau: Cái hay của Polkadot là có cầu nối Interlay giúp có thể chuyển Bitcoin một cách phi tập trung để có thể lên giao dịch trên các sàn phi tập trung. Nhờ đó người dùng có thể giữ được tính ẩn danh của mình mà vẫn tận dụng được các dịch để tăng được lợi nhuận như cho vay, staking, hoặc tham gia giao dịch khi có cơ hội… Có thể nói, Polkadot sẽ là nền tảng có nhiều cầu nối đa dạng nhất.
- Các sàn giao dịch phi tập trung, gồm cả các sàn giao dịch phái sinh: Không giống như những nền tảng smart contract, nền tảng Polkadot có lợi thế cho phép sàn giao dịch mà là parachain có thể lập trình để có thể thực hiện giao dịch dạng order book giống như các sàn tập trung, nhờ đó sẽ giảm được chi phí slippage (điều khiến giao dịch trên sàn phi tập trung dạng AMM đắt hơn sàn tập trung). Những sàn phái sinh sẽ khoá tài sản số của người dùng để tạo ra các tài sản phái sinh, nhờ đó nó giữ được người dùng ở lại hệ sinh thái lâu hơn. Với việc Interlay đưa Bitcoin vào hệ sinh thái phi tập trung của Polkadot, các sàn giao dịch lại giúp cho nó có thể giao dich để. đổi sang các tài sản khác, hoặc các sàn cho vay cho phép nó dùng làm đặt cọc để vay tiền đầu tư vài các dự án khác thì lượng thanh khoản trong toàn hệ thống sẽ lớn và điều này sẽ hấp dẫn lập trình viên triển khai thêm ứng dụng và hấp dẫn người dùng ở lại với hệ sinh thái.
- Các dịch vụ cho vay: Để trải nghiệm giao dịch được trơn tru thì các dịch vụ DeFi cần có nhiều thanh khoản, điều này giúp người dùng có nhiều cơ hội giao dịch như đòn bẩy, option, future,…
KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI CỦA POLKADOT
Là một nền tảng ra đời sau, Polkadot chịu nhiều thiệt thòi vì lượng người dùng cho mình còn ít, vì rất nhiều người dùng đã ở lại các nền tảng trước đó. Khi Ethereum có chi phí đắt quá thì người dùng sử dụng giải pháp trên layer 2 như Polygon, hay Abitrium. Nếu người dùng thích chi phí rẻ, thích rủi ro, không ngại vấn đề bảo mật và không sợ bị scam, hack thì chọn BSC. Nếu người dùng thích tốc độ cao thì đã chọn Solana, nếu người dùng lo ngại bảo mật của Solana, thì chọn Avalanche,.. nên các nền tảng parachain của Polkadot khá là khó khăn trong việc thuyết phục người dùng sử dụng nền tảng của họ. Bởi vậy, các nền tảng trên Polkadot sẽ phải đi vào chuyên môn hoá, hoặc vào các thị trường ngách.
Bởi vậy, các nền tảng parachain đi chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể, để có lợi thế mạnh mẽ hơn hẳn các nền tảng đại trà sẽ có cơ hội cao hơn những nền tảng cạnh tranh với những nền tảng sẵn có. Ví dụ, Composable chuyên sâu về cầu nối đa nền tảng, Efinity chuyên sâu cho game, RMRK chuyên cho NFT,… sẽ có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, các parathread sẽ đi sâu vào các thị trường ngách để chiếm lĩnh lợi thế ở đó. Và một khi những cái ngách và chuyên biệt hợp tác lại được với nhau thì cũng sẽ tạo được những hiệu ứng mạng mạnh để giữ được lợi thế lâu dài.
Tiếc thay, để chuyên môn hoá, để chiếm cứ các ngách không phải là điều diễn ra nhanh chóng được. Hơn nữa, hiện tại chúng ta mới ở đầu giai đoạn 2. Bởi vậy cho nên, là nhà đầu tư cho Polkadot, chúng ta không chỉ đầu tư cho bản thân Polkadot, chúng ta còn đầu tư vào những thành phần quan trọng giúp cả hệ sinh thái Polkadot và cuộc đua này vẫn là một cuộc đua dài hạn.
(Bài này mình đăng lại từ bài mình đã đăng lên nhóm Polkadot Vietnam trên Facebook)